Website Trường Mầm Non Đăk Wil

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN 2024-2025

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

 

TIẾT 1

CHUYÊN ĐỀ: ĐỀ TÀI GẠO NẾP GẠO TẺ

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Hoạt động: Khám phá khoa học

Đề tài: Gạo nếp – gạo tẻ

Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi

Số lượng: Cả lớp

Thời gian: 30 – 35 phút

Ngày thực hiện:

Người thực hiện: Đàm Thuý Oanh

Đơn vị: Trường mẫu giáo Đắk Wil        

  1. Mục tiêu:
    1. Kiến thức:
    * Khoa học:
    – Trẻ biết được tên gọi đặc điểm, công dụng của gạo nếp, gạo tẻ.

– So sánh được điểm giống và khác nhau của gạo nếp, gạo tẻ.
– Trẻ biết được được một số món ăn làm ra từ gạo nếp và gạo tẻ.
– Trẻ biết được quy trình làm ra hạt gạo: Từ làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc,
gặt lúa, phơi lúa, xát lúa ra hạt gạo.
* Công nghệ:
– Trẻ biết sử dụng các dụng cụ khác nhau để phám phá gạo tẻ, gạo nếp (đèn pin,
kính núp…)
* Kỹ thuật:
– Trẻ biết làm các món ăn, loại bánh từ gạo, gạo nếp “làm bánh trôi”. Còn gạo tẻ “cơm cuộn’, làm tranh từ các loại gạo.
* Nghệ thuật:

 – Làm ra các sản phẩm ẩm thực từ gạo nếp, gạo tẻ.

* Toán:
– Trẻ biết vận dụng kiến thức toán học để đếm, so sánh gạo nếp và gạo tẻ, to-nhỏ, dài-ngắn, béo- gầy….
2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm cho trẻ khi khám phá.
– Trẻ có kỹ năng tư duy, quan sát và ghi nhớ có chủ đích khi khám phá gạo nếp, gạo

– Thực hiện được quy trình làm ra hạt gạo nếp gạo tẻ, kỹ năng thắt mở dây

  1. Thái độ:

– Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động.

– Có tinh thần đoàn kết tích cực trong hoạt động nhóm.
– Biết yêu quý, trận trọng các sản phẩm nông sản bác nông dân

  1. Chuẩn bị.
    a. Đồ dùng của cô:
    – Giáo án điện tử “gạo nếp, gạo tẻ”, máy tính,

– Giá treo tranh sơ đồ tư duy..
– Nhạc bài hát có lời và không lời: em dắt trâu ra đồng, hạt gạo làng ta….…

– gạo lứt, gạo nếp, gạo tẻ,…

  1. Đồ dùng của trẻ:
    – Gạo nếp, gạo tẻ cho trẻ khám phá
    – Bảng ghi chép, bút dạ, kính núp, đèn pin…
    – Bảng, thẻ số, 3 giá treo tranh.

– Giấy A4 cho trẻ làm tranh.

– Mành cuộn, rong biển, dưa chuột, giò, xúc xích, bao tay, …

– Trang phục gọn gàng phù hợp

III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Thu hút:

– Cô giới thiệu buổi trải nghiệm làm “nông dân vui vẻ”

– Trẻ cùng cô vận động theo nhạc

– Bà xuất hiện và cho các “cô chú nông dân” món quà gồm bánh, xôi, …. Làm từ gạo nếp và gạo tẻ.

=> Cô trò chuyện với trẻ và dẫn dắt vào bài học

2. Khám phá:

* Khám phá gạo nếp, gạo tẻ

+ Cô cho trẻ lấy giá để gạo tẻ, gạo nếp về 3 nhóm khám phá.

– Cô giói thiệu bảng ghi chép được chia làm 2 ô theo 5 giác quan và quy ước với trẻ về các ký hiệu như: dài -ngắn, cứng- mềm, nhẵn -sần sùi, thơm, trắng, công dụng để trẻ cùng khám phá và đánh dấu vào ký hiệu của các đặc điểm của goạ nếp, gạo tẻ.

– Cô bao quát đưa ra các câu hỏi gợi mở và cho trẻ đánh dấu vào kết quả.

+ Trong giá là gạo gì?

– Gạo nếp, gạo tẻ có đặc điểm như thế nào?

– Hạt gạo màu gì?

+ Các con dùng gì để khám phá hạt gạo?

– Khi sờ tay vào gạo các con có cảm nhận như thế nào?

– Hạt gạo có mùi gì?

– Cô cho trẻ đánh dấu vào bảng theo nhóm.

3. Chia sẻ

– Cô mời đại diện 3 đội lên trẻ trình bày về bảng khám phá của đội mình.

+ Ai có câu hỏi cho đội bạn không?

– Cô khái quát lại và nói công dụng của gạo nếp, gạo tẻ.

* Cô cho trẻ quan sát so sánh của hai loại gạo.

– Ai biết gạo nếp và gạo tẻ có điểm gì giống nhau?
– Bạn nào biết gạo nếp và gạo tẻ khác nhau ở điểm gì không?
– Cô chốt kiến thức điểm giống và khác nhau của gạo nếp và gạo tẻ.
+ Giống nhau: Đều được gọi là gạo, nhẵn, cứng
và dùng để nấu ăn, làm bánh.
+ Khác nhau:
Gạo nếp: Hạt gạo tròn hơn, to hơn, ngắn hơn màu trắng trong, mùi thơm đặc trưng, dùng để nấu xôi.
Gạo tẻ: Hạt gạo dài hơn, bé hơn, màu trắng đục, thường dùng để nấu cơm.

* Mở rộng kiến thức:

– Cô thái thấy các con đưa ra những thông tin thật chính xác tuy nhiên trong thực tế có loại gạo tẻ lại giống gạo nếp và gạo nếp lại giống loại gạo trẻ đấy đó là loại gạo gì?

“Cô cho trẻ xem video gạo nếp nương tây bắc và gạo tẻ nhật”

Ngoài có rất nhiều loại gạo có màu sắc khác nhau

“Cô cho trẻ xem gạo nếp cẩm, gạo nếp đen”

=> Các con hãy cho cô biết hạt gạo có từ đâu, ai làm ra hạt gạo, vì sao con biết…

+Cô hỏi 2-3 trẻ

=> Cô chốt lại đúng rồi đó là trong những quy trình làm ra hạt gạo đấy.

– Cho trẻ xem video quy trình làm ra hạt gạo.

– Kết hợp giáo dục trẻ.

4. Củng cố (Áp dụng)

* Trò chơi: Ai thông minh nhất.

– Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi.

– Chơi lần 1: Các đội trả lời cau hỏi  liên quan đén đặc điểm, tính chất của gạo nếp gạo tẻ.

– Chơi lần 2: Đội nào nhanh nhát

– Cô cho trẻ sắp xếp quy trình làm ra hạt gạo cùng nhau chia sẻ ý tưởng cùng bạn “Làm đất- gieo mạ-cấy lúa- chăm sóc- gặt lúa- phơi lúa- sát lúa

– Cô tổ chức cho trẻ chơi

– Động viên trẻ chơi.

* Trò chơi: Trải nghiệm ‘Bé khéo tay”

– Cô chia trểm làm 3 nhóm và cho trẻ thực hành trải nghiệm:

+ Nhóm 1: Làm cơm cuộn, gỏi cuốn, trang trí cơm.

+ Nhóm 3: làm bánh (nặn bánh trôi)

5. Đánh giá:

 Cô khen ngợi động viên trẻ

– Hỏi cảm nhận của trẻ được làm bác ông dan như thế nào?

– Kết thúc giờ học

 

– Trẻ tham gia chơi

 

– Trẻ vận động

– Trẻ trả lời

 

 

 

– Trẻ về nhóm

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

– Trẻ quan sát và điền vào bảng kết quả của mình

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ chia sẻ những điều mình biết và muốn biết cùng cô và các bạn.

 

 

 

 

 

 

Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

Trẻ quan sát

 

 

 

Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

Trẻ về nhóm làm bài tập

 

 

 

Trẻ chơi trò chơi

 

 

Trẻ trả lời

 

Trẻ về nhóm thực hiện

Trẻ hát cùng cô

z6068789745674_8dfa85143602ed191bc6b715fd4d4b38

z6068789754924_5480c92af98a93cf216c184ecb141e47

 

IMG20241116080052

IMG20241116080105

 

 

 

IMG20241116080100

TIẾT 2

GIÁO ÁN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM

TẠO HÌNH: “Cái bát xinh”

NGƯỜI DẠY: Nguyễn Thị Hường

LỚP: CHỒI 1

NGÀY DẠY:  16/11/2024

  1. Mục đích.
  2. Kiến thức:

– Trẻ gọi tên được một số nguyên vật liệu để tạo ra cái bát (S)

– Nói được ý tưởng, cách tạo ra cái bát. (T)

– Nhận ra được vẻ đẹp của sản phẩm (A)

  1. Kỹ năng:

– Quan sát, khám phá, thực hành (S)

– Biết cách lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra cái bát (T)

– Tạo ra bức tranh cân đối, hài hòa (A)

  1. Thái độ:

– Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động

– Yêu thích sản phẩm tạo hình. Biết kính trọng, nói lời cảm ơn gửi đến các cô chú công nhân đã vất vả làm ra cái bát cho chúng ta dùng.

– Chăm chú, tập trung, cố gắng thực hiện bức tranh theo ý tưởng của mình.

– Đoàn kết, vui vẻ khi thực hiện.

  1. Chuẩn bị.
  2. Giáo viên:Giáo án, sản phẩm là những cái bát được tạo ra bằng nhiều kỹ năng khác nhau: nặn, vẽ tô màu, xé dán, đính hột hạt.

Giá trưng bày sản phẩm. Trang phục phù hợp gọn gàng. Nhạc tích hợp.

  1. Trẻ:Các nguyên vật liệu như: Bút chì, màu, giấy vẽ, bìa kính, hột hạt, giấy màu, lá cây, đất nặn, bảng con, khăn lau…

III. Tiến hành hoạt động

Hoạt động 1: Hỏi xác định vấn đề (4 phút)

– Chào mừng các bạn nhỏ lớp chồi 1 đến với chương trình “Họa sĩ tí hon” với chủ đề “cái bát xinh” ngày hôm nay.

– Đến với chương trình này, các con cùng quan sát xem chương trình mang đến cho chúng ta bất ngờ gì nhé? (ảo thuật gia xuất hiện, làm ảo thuật, xuất hiện cái bát).

– Chúng ta có cái gì đây? Nhìn vào cái bát này các con nghĩ đến điều gì? (Cái bát được các cô chú công nhân làm ra rất đẹp, nhiều màu sắc, hoa văn đẹp mắt, có các loại bát nhựa, bát sành, bát sứ, bát giấy dùng 1 lần,…)

– Qua bàn tay khéo léo của các cô chú công nhân thì những cái bát xinh xắn đã ra đời và xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta, bát là một đồ dùng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, vì vậy khi sử dụng bát các con cần giữ gìn, không làm rơi vỡ bát, luôn biết ơn các cô chú công nhân. Nói lời yêu thương gửi đến các cô chú công nhân “Chúng cháu yêu các cô chú công nhân nhiều lắm”.

– Bây giờ cô và các con cùng khám phá các món quà mà chương trình gửi đến cho chúng ta nhé.

– Đến từng cái bát đại diện bạn lên nói. (vẽ, tô màu cái bát; nặn cái bát; đính hạt, xé dán).

Hoạt động 2: Tưởng tượng. (2 phút)

– Vậy là các con đã được nghe các bạn lên chia sẻ cảm nhận của các bạn về cái bát rồi. Cô cũng chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệuc các con xem có những NVL gì? (Trẻ đọc tên các vật liệu đó ra).

– Từ các nguyên vật liệu này, các con sẽ tạo ra cái bát của mình như thế nào? (4, 5 trẻ nói ý tưởng).

Hoạt động 3: Lập kế hoạch tạo ra “Cái bát xinh”. (2-3 phút)

– Từ những NVL các con này, các con sẽ chọn và sắp xếp xem các con sẽ làm gì trước, làm gì sau để tạo ra cái bát xinh đẹp theo ý tưởng của các con nhé.

– Xin mời các bạn hãy lựa chọn NVL cho ý tưởng sáng tạo của mình nào. (Trẻ lên lấy mỗi bạn 1 cái rổ, chọn NVL mình thích, về chỗ)

(Vận động theo nhạc “Sam sam sam” hình thức khởi động, cử động tay)

Hoạt động 4: Chế tạo/Thiết kế sản phẩm và thử nghiệm “cái bát xinh” (12 – 15 phút)

Vừa rồi các con đã chọn được rất nhiều nguyên vật liệu để tạo ra cái bát xinh, và xin mời các con bắt đầu thể hiện ý tưởng của mình nào.

Trẻ thực hiện.

Cô nhẹ nhàng quan sát trẻ thực hiện.

Cô có thể nhẹ nhàng đặt câu hỏi gợi ý trẻ sáng tạo hơn cho sản phẩm của mình.

Hoạt động 5: Trình bày và hoàn thiện sản phẩm hoặc bản thiết kế sản phẩm (5 phút)

Trẻ trưng bày sản phẩm.

Trẻ quan sát cái bát, nhận xét sản phẩm. (3 – 4 trẻ)

+ Vì sao con thích cái bát này?

+ Ai đã làm ra cái bát này nhỉ? Xin mời bạn … nói về cái bát của mình nào. Con có thể đặt tên cho cái bát của mình.

– Con thấy cái bát của mình đã hoàn chỉnh chưa? Con sẽ làm thế nào để cái bát của mình đẹp hơn? Con muốn bổ sung thêm gì cho cái bát này?

– Hỏi trẻ sau trải nghiệm trẻ mong muốn làm gì.

– Tất cả các sản phẩm trên này các con cũng đã cố gắng để hoàn thành được cái bát, bên cạnh đó cũng còn một số cái bát các bạn thực hiện chưa được trọn vẹn, chiều nay cô và các con sẽ cùng nhau hoàn thành nhé. Một lần nữa cô tuyên dương tinh thần đoàn kết, nỗ lực cố gắng của tất cả các con nào.

– Cô củng cố lại: Mỗi cái bát được tạo ra trên đây là ý tưởng sáng tạo với tất cả tình cảm của các con gửi tặng đến các cô chú công nhân, một lần nữa chúng ta hãy gửi lời tới các cô nào “Chúng con chúc các cô, các chú công nhân luôn vui vẻ, mạnh khỏe, công tác tốt ạ”

  1. Kết thúc hoạt động:Cô và trẻ cùng thu dọn đồ dùng.

 z6068829334701_a5964523f3f08d4d25fa0bc2c993fdc2 z6068829331961_c022f2d5f312ab910e9d4b173767fefe z6068829331829_95fc11fb4259ca3b215f5ea5626ab377 z6068829300960_fdac1716721a772ae34d5b13349ca6ed

TIẾT 3: TRẦN THỊ UYÊN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

Giáo án steam

Tạo hình: chiếc thiệp xinh (EDP)

  1. Mục Tiêu

+ Trẻ 5 tuổi:

– S- Khoa học: Trẻ biết hình dạng, cấu tạo đặc điểm của chiếc thiệp, biết tên nguyên liệu để tạo ra chiếc thiệp tặng cô

– T- Công nghệ: Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu( đất nặn, các loại hạt, bút màu, cây, hoa, bìa caton, keo hai mặt, keo sữa), dụng cụ, để tạo thành chiếc thiệp xinh tặng cô

– E-Kỹ thuật: Trẻ biết thực hiện, kĩ thuật xé, dán, in ấn, tô màu

– ANghệ thuật: Trang trí thiệp từ các nguyên vật liệu khác nhau, đảm bảo tính thẩm mỹ sáng tạo, hài hòa

– M- Toán: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng sắp xếp theo quy tắc, đếm, ướm thử, hình học.

+ Trẻ 4 tuổi

– S- Khoa học: Trẻ biết hình dạng, cấu tạo đặc điểm của chiếc thiệp, biết tên nguyên liệu để tạo ra chiếc thiệp tặng cô

– T- Công nghệ: Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu( đất nặn, các loại hạt, bút màu, cây hoa, bìa caton, keo hai mặt, keo sữa), dụng cụ, để tạo thành chiếc thiệp xinh tặng cô

– E-Kỹ thuật: Quy trình thực hiện, kĩ thuật xé, dán

– A– Nghệ thuật: trang trí thiệp từ các nguyên vật liệu khác nhau, đảm bảo tính thẩm mỹ sáng tạo, hài hòa

– M- Toán: trẻ biết sử dụng các kỹ năng sắp xếp theo quy tắc, đếm, ướm thử, hình học.

+ Trẻ 3 tuổi

– S- Khoa học: Trẻ biết tên nguyên liệu để tạo ra chiếc thiệp tặng cô

– T- Công nghệ: Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu, theo khả năng của trẻ dụng cụ, để tạo thành chiếc thiệp xinh tặng cô

– E- Kỹ thuật: Quy trình thực hiện, kĩ thuật xé, dán

– ANghệ thuật: trang trí thiệp từ các nguyên vật liệu khác nhau, đảm bảo tính thẩm mỹ sáng tạo, hài hòa

– M- Toán: trẻ biết sử dụng các kỹ năng sắp xếp theo quy tắc, đếm, ướm thử, hình học.

  1. Chuẩn Bị:

* Đồ dùng của trẻ:

– Rổ gồm: kéo, hồ dán, băng dính 2 mặt,  khăn lau, giấy mầu A4,

Kết hợp với phụ huynh chuẩn bị đất nặn, bìa cacton, các loại hoa, hột hạt, các loại hoa lá.

– nhạc, giá treo sản phẩm

  1. Cách Tiến Hành

Hoạt động 1: Thu hút: Cô và trẻ cùng múa “ món quà tặng cô”

– Các con vừa được thể hiện tình yêu của mình qua bài múa, vậy cô đố các con biết trong bài múa có nhắc đến ai?

– Cô giáo thường làm việc  ở đâu ?

– Hăng ngày đến lớp cô làm những việc gì?

– Con thấy công việc cuả cô giáo như thế nào?

– Hằng ngày cô dạy các con những gì?

– À trong tháng 11 này có 1 ngày rất quan trọng đó là ngày gì nhỉ

– Ngày 20/11 là ngày nhà giáo việt nam là dịp để các con bày tỏ tình yêu thương của mình tới các cô giáo thân yêu của mình phải k nào, vậy ngày hôm nay có tất cả các cô giáo trong trường mg đăk wil các con hãy gửi tới các cô những lời yêu thương của mình tới các cô nào.( nên để đoạn đầu hay đoạn sau kết thúc rồi nói)

– Vậy các con đã có dự đinh gì để tặng cho cô giáo của mình chưa nào?( tặng hoa tặng gấu bông cho cô, tặng thiệp)

– Cô thấy các con đã có những ý tưởng rất là hay và ý nghĩa đấy, vậy hôm nay chúng ta sẽ thống nhất làm những chiếc thiệp xinh tặng cô nhé

Hoạt động 2: Tưởng tượng

Hôm Trước cô đã cho các con sưu tầm những đồ dùng nguyên liệu, vậy bây giờ cô mời các nhóm hãy đi lên lấy những nguyên vật liệu mình đã chuẩn bị nhé  ( cho trẻ đi lấy những nguyên vật liệu  để ở trên bàn có số tương ứng và có 1 bức tranh tạo nên từ những nguyên vật liệu đó)

* Trên đây có những nguyên vật liệu rất là quen thuộc mà hầu như nhà bạn nào cũng có đúng không nhỉ, ( mời 1 trẻ đại diện lên giới thiệu, đến từng bàn đại diện sẽ giới thiệu và cùng khám phá tấm thiệp)

+ Tấm thiệp in bằng rau củ

Trẻ kể tên nguyên vật liệu đã chuẩn bị và để xem bên trong có gì đặc biệt các con đếm 1 2 3 mở ra.

Tấm thiệp này các con cảm thấy như nào? ( con thấy tấm thiệp này cũng hình chữ nhật nhưng được in bằng rau củ rât cân đối và đẹp ak)

+ Tấm thiệp làm bằng đất sét :

Trẻ kể tên nguyên vật liệu đã chuẩn bị và để xem bên trong có gì đặc biệt các con đếm 1 2 3 mở ra.

Sau khi nhìn tấm thiệp con thấy điều gì? ( con thấy tấm thiệp hình chữ nhật bên ngoài trang trí rất dễ thương và bên trong được trang trí bằng đất sét nổi lên rất xinh ak

+ Tấm thiệp bằng hạt bắp và hạt gạo

Trẻ kể tên nguyên vật liệu đã chuẩn bị và để xem bên trong có gì đặc biệt các con đếm 1 2 3 mở ra.

 

* sau khi nhìn tấm thiệp con thấy điều gì? (Con thấy tấm thiệp hình chữ nhật, được trang trí rất đẹp, và có các hạt bắp xếp xen kẽ nhau rất đẹp ak)

Úi có thêm 1 món quà bí mật nữa các con hãy xem đó là gì nhé? 1 2 3 mở ra

Các con cảm thấy ntn khi nhìn thấy chiếc thiệp này

Con thấy chiếc thiệp được làm từ hạt gạo đã nhộm màu được gắn rất là chi tiết và đẹp ak

Hat bắp và hạt gạo là những sản phẩm của nghề nông, ngoài để làm lương thực hôm nay cô cũng đã làm một bức thiệp rất là ý nghĩa từ hạt gạo đấy.

– Trẻ khám phá bàn nguyên vật liệu thứ  và cùng xem tranh

+ tấm thiệp dán hoa lá

Hãy nói cảm nhận của con khi nhìn thấy tấm thiệp này

Con thấy đây là tấm thiệp hình tròn được trang trí các họa tiết hoa lá với nhiều màu sắc rất cân đối và đẹp mắt ạ

Hoạt động 3: Thiết kế

Vừa rồi các con đã được xem những nguyên vật liệu và những chiếc thiệp rồi

– vậy các con đac có ý tưởng của mình chưa, hãy chia sẻ cho cô và cá bạn biết đk k

– Con làm bằng nguyên vật liệu gì?

-Con sẽ làm chiếc thiệp xinh như thế nào?

– Vừa rồi các con vừa được khám phá gì nhỉ?

– Con nghĩ sao khi cô giáo nhận được tấm thiệp này?

– Các con ơi việc tặng quà là một trong những viêc để bày tỏ long biết ơn. Ngoài ra chúng ta nên nghe lời cô giáo, giúp đỡ các cô làm những việc nhỏ như chơi xong dọn dẹp đồ chơi, sắp xếp đồ học học tập gọn gang ngăn nắp và nhiều việc khác để bày tỏ long biết ơn đến các cô nhé.

Hoạt động 4: Chế tạo

Cô thấy các con đã có ý tưởng trong mình để làm những tấm thiệp xinh tặng cô rồi, cô mời các con về nhóm để chuẩn bị làm thiệp nhé.

Vậy trước khi bắt tay vào làm thì cô con mình cùng khởi động 1 chút nhé

+ Cho trẻ khởi động tay với bài nhạc ………….

– Cô quan sát trẻ thực hiện, hướng dẫn cho những trẻ chưa làm được

+ Hỏi trẻ con đã chọn những nguyên vật liệu gì

+ Tiếp theo con sẽ làm gì

( thời gian là một bản nhạc)

Hoạt động 5: thử nghiệm và thiết kế lại

– Thời gian đã kết thúc cô thấy các con đã làm xong tấm thiệp của mình rồi xin mời các con hãy cùng nhau đem lên đây để các cô và các bạn cùng ngắm nào

+ con thích tấm thiệp nào? vì sao ?

+ con đã làm được tấm thiệp gì đây?

+ con đã dung vật liệu gì để trang trí?

+ Tấm thiệp này đã đúng với ý tưởng của con chưa

+ con có muốn thay đổi gì trong tấm thiệp không?

+ con có muốn bổ sung gì cho tấm thiệp không

+ Con sẽ đặt tên bức thiệp của mình là gì?

* Kết thúc: qua tiết học vừa rồi cô thấy các con đã rất khéo léo và sang tạo cô chắc chắn rằng đây là món quà rất ý nghiã mà các con đã tự tay làm để danh tặng cho các cô và những người các con yêu thương của mình sau hoạt động ngày hôm nay đấy và buổi học đến đay là kết thúc cô cảm ơn các con và các cô đã đồng hành cùng cô nhé:

z6068851959963_6a5898f0d9a7c1ac5ba3300e37d39d63 z6068851930016_b173ab762220cf0b12c17b02af888eaf z6068851927633_597a16bacf64e049bae8c84a7b017e45 z6068851919650_f91815d9e19c47a5048c51143702deb9