Website Trường Mầm Non Đăk Wil

KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON DÂN TỘC THIỂU SỐ

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

PHÒNG GD& ĐT CƯJUT           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG ĐĂKWIL                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:     /KH-MGĐW

ĐăkWil, ngày 11 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ

“TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON DÂN TỘC THIỂU SỐ”

NĂM HỌC 2018- 2019

 

I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA CHUYÊN ĐỀ:

Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt. Vì vậy, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, để hoàn thành chương trình Giáo dục Mầm non, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức của cấp học tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số.

II. NỘI DUNG

Thực hiện theo “Bộ tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc” và tài liệu “ Hướng dẫn tăng cường Tiếng  Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non”(Gia Lai ,tháng 10/2017)

1.     Môi trường vật chất

1.1.Môi trường trong lớp:

Các góc chơi trong lớp đều được trang trí theo chuyên đề tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc, có tên của các góc, các hình ảnh, đồ chơi . Đặc biệt ở góc Ngôn ngữ/Tăng cường tiếng việt/ thư viện, có tranh ảnh,lô tô theo chủ đề và có thẻ chữ cái Tiếng Việt các thẻ chữ cái Tiếng Việt

1.2.Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời

Gồm có: -Chữ cái viết trên sân

-Góc địa phượng: Thể hiện văn hóa ,lao động của người Mông: Trang phục,  nông sản ….

– Góc Phụ huynh: Được bố trí sắp xếp để cha mẹ trẻ được cùng xem tranh truyện với trẻ

– Góc thiên nhiên: Có các loại cây hoa cảnh gần gũi với trẻ, đc sắp xếp để trẻ dễ dàng ngăm, cham sóc, đọc tên

– Khu phát triển vận động: Được trang bị bởi các lốp xe cho trẻ chơi vận động, dây, các túi cát…

2.Môi trường xã hội( học tập/hoạt động)

 

2.1.Trẻ: Được tham gia vào các hoạt động giáo dục TCTV theo kế hoạch; hoạt động trong môi trường giàu ngôn ngữ Tiếng Việt( Chữ viết và nói Tiếng Việt)

2.2. Giao viên: Tổ chức 02 hoạt động:

-HĐLQVH: Truyện “Ba chú lợn nhỏ”. Độ tuổi 4-5.

-HĐGDÂN: Hát đúng giai điệu “ Cháu thương chú Bộ đội” .Độ tuổi 5-6.

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1.Môi trường vật chất

1.1.Môi trường trong lớp: -Lá 4: Đ/c Hồ Thị Thúy

-Chồi 5: Đ/c Nguyễn Thị Hường

1.2.Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời

Gồm có: -Chữ cái viết trên sân: Đ/c Hồ Thị Thúy

-Góc địa phượng: Đ/c Bùi Thị Hải Yến

– Góc Phụ huynh: Đ/c Bùi Thị Hải Yến

– Góc thiên nhiên: Đ/c Đặng Trung Thành+ Đ/c Bùi Thị Hải Yến

– Khu phát triển vận động: Đ/c Đặng Trung Thành+ Đ/c Bùi Thị Hải Yến

2.Môi trường xã hội( học tập/hoạt động)

Tổ chức 02 hoạt động:

-HĐLQVH: Truyện “Ba chú lợn nhỏ”. Độ tuổi 4-5. Giao đ/c Mai Thị Hiên thực hiện tại lớp Chồi 5

-HĐGDÂN: Hát đúng giai điệu “ Cháu thương chú Bộ đội” .Độ tuổi 5-6. Giao đ/c Nguyễn Thị Thủy  thực hiện tại lớp Lá 4

* Chuẩn bị không gian tổ chức:

-Hội trường, điện, loa, băng rôn,bàn ghế( 80 cái ghế nhựa đỏ cao) : Đ/c Đặng Trung Thành+ Đ/c Bùi Thị Hải Yến

– Cờ chuối,cờ dây: Đ/c Tuyết+ Mơ

– Nước: Đ/c Loan

-Vệ sinh hội trường: Đ/c Nguyễn Thị Hường

– Trông xe cho đại biểu: Đ/c Mơ

*Thời gian hoàn thành: 14h Thứ 5 ngày 12 tháng 12 năm 2018

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian: Bắt đầu lúc 7h30 đến 11h ngày 14/12/2018

-Từ 7h30 đến 7h50: Họp tại Hội trường

-Từ 8h00 đến 8h30: Tổ chức HĐLQVH: Truyện “Ba chú lợn nhỏ”. Độ tuổi 4-5. Giao đ/c Mai Thị Hiên

-Từ 8h45 đến 9h20: HĐGDÂN: Hát đúng giai điệu “ Cháu thương chú Bộ đội” .Độ tuổi 5-6. Giao đ/c Nguyễn Thị Thủy

2. Địa điểm: Lớp mẫu giáo thôn 4

3. Đại biểu: Số lượng khoảng 75-80 đại biểu

3.1. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT: 02 đại biểu

3.1. Các trường công lâp và tư thục: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chuyên môn , tổ khối của các trường: Khoảng 70-75 đại biểu

3. Tiếp đón đại biểu:

– Hướng dẫn đường đi tại Ngã ba Giếng Cọp : Đ/c Nguyễn Thu Hằng

-Tại hội trường thôn 4: Đ/c Luyến ,Yến,Tuyết, Loan

V. THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC

1.     Đ/c Vũ Thị Luyến- HT  – Trưởng ban chỉ đạo chuyên đề

2.     Đ/c Bùi Thị Hải Yến- PHT- Phó ban – Trực tiếp tổ chức

3.     Đ/c Phạm Thị Ánh Tuyết-PHT- Uỷ viên

4.     Nguyễn Thị Hồng- PHT- Ủy viên

5.     Đ/c Lương Nữ Hoài Ni- Thư ký

6.     Đ/c Võ Thị Loan – Kế toán- Phục vụ

7.     Đ/c Nguyễn Thị Thu Hằng- Phục vụ

8.     Đ/c Nguyễn Công Mơ- Bảo vệ

9.     Đ/c Đặng  Trung Thành- Bảo vệ

Người xây dựng kế hoạch                             TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Bùi Thị Hải Yến                                                       Vũ Thị Luyến
UBND HUYỆN CƯJUT              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG ĐĂKWIL                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:     /KH-MGĐW

Cư Jút, ngày 11 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

“TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON DÂN TỘC THIỂU SỐ”

NĂM HỌC 2018- 2019

 

I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA CHUYÊN ĐỀ:

Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt. Vì vậy, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, để hoàn thành chương trình Giáo dục Mầm non, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức của cấp học tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số.

II. NỘI DUNG

Thực hiện theo “Bộ tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc” và tài liệu “ Hướng dẫn tăng cường Tiếng  Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non”(Gia Lai ,tháng 10/2017)

Thực hiện theo Kế hoạch Chuyên đề “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số” ngày 11/12/2018 của Phòng GD&ĐT huyện Cư Jút

1.     Môi trường vật chất

1.1.Môi trường trong lớp:

Các góc chơi trong lớp đều được trang trí theo chuyên đề tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc, có tên của các góc, các hình ảnh, đồ chơi . Đặc biệt ở góc Ngôn ngữ/Tăng cường tiếng việt/ thư viện, có tranh ảnh,lô tô theo chủ đề và có thẻ chữ cái Tiếng Việt các thẻ chữ cái Tiếng Việt

Môi trường giáo dục được xây dựng phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng cường tiếng Việt nói riêng của các lớp.
Môi trường của các nhóm, lớp phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động với môi trường tiếng Việt, cho dù trẻ học trong lớp đơn hay lớp mẫu giáo ghép. Ví dụ: các đồ dùng các nhân của trẻ,các thiết bị trong lớp được dán ký hiệu bằng các chữ cái; các mảng tường có sử dụng đa dạng các kiểu chữ cái; các chữ cái và chữ số treo/ dán trong lớp.
Việc sắp xếp các góc hoạt động trong lớp phải hợp lí, thuận tiện và có đủ không gian cho trẻ  hoạt động , các góc yên tĩnh như góc ( học tập, nghệ thuật) phải xa góc động ( góc xây dựng, góc phân vai). Sử dụng các giá, bảng để làm hàng rào ngăn cách các góc chơi  nhưng phải có độ cao vừa phải để không làm che khuất tầm nhìn. Thường xuyên hay đổi nội dung các góc chơi trong từng chủ đề nhằm tạo sự hứng thú, kích thích trẻ tham gia hoạt động.
Các nhóm, lớp tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực thông qua nhiều hình thức như: tổ chức các giờ học tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vào các buổi chiều trong tuần, tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động giáo dục khác có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ – trẻ, giữa trẻ – cô và những người xung quanh
1.2.Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời

Cần chú ý thiết kế xây dựng các góc hoạt động cho trẻ ngoài lớp học,( như góc thiên nhiên, góc vận động..) tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của trường, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để giao nhiệm vụ cho trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng Việt.
Ví dụ: xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ được chơi với cát, nước, chăm sóc cây.. để cho trẻ được chơi theo nhóm và khuyến khích trẻ giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt trong quá trình trẻ chơi.
Đẩy mạnh việc phối hợp tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt từ ngay trong nhà trường và trong gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ, thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt ngay tại gia đình. Đồng thời, có các biện pháp tuyên truyền để khuyến khích cộng đồng nơi trẻ đang sinh sống tăng cường giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt.
Ví dụ: Ngoài trời gồm có:

-Chữ cái viết trên sân

-Góc địa phượng: Thể hiện văn hóa ,lao động của người Mông: Trang phục,  nông sản ….

– Góc Phụ huynh: Được bố trí sắp xếp để cha mẹ trẻ được cùng xem tranh truyện với trẻ

– Góc thiên nhiên: Có các loại cây hoa cảnh gần gũi với trẻ, đc sắp xếp để trẻ dễ dàng ngăm, cham sóc, đọc tên

– Khu phát triển vận động: Được trang bị bởi các lốp xe cho trẻ chơi vận động, dây, các túi cát…

2.Môi trường xã hội( học tập/hoạt động)

 

2.1.Trẻ: Được tham gia vào các hoạt động giáo dục TCTV theo kế hoạch; hoạt động trong môi trường giàu ngôn ngữ Tiếng Việt( Chữ viết và nói Tiếng Việt)

2.2. Giáo viên: Tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ,lồng ghép tăng cường tiếng Việt  cho trẻ dân tộc thiểu số một cách nhẹ nhàng,linh hoạt, phù hợp với thực tế.

Xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt vào các hoạt động trong ngày của trẻ
Xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt vào các hoạt động trong ngày cho trẻ ở mỗi chủ đề bao gồm:
– Mục tiêu chủ đề:
Thực hiện mục tiêu chương trình phù hợp với đặc điểm của trẻ, nhấn mạnh việc chuẩn bị tiếng Việt (Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ ).
– Nội dung chủ đề. Căn cứ vào chương trình khung.
– Tổ chức môi trường lớp học: Căn cứ vào nội dung bài học để chuẩn bị môi trường lớp học, đồ dùng của cô, đồ dùng của trẻ và dự kiến hình thức tổ chức.
+ Môi trường vật chất: Tổ chức các khu vực hoạt động; chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, sưu tầm và trưng bày tranh ảnh, sách, sản phẩm tạo hình của trẻ, vật thật, đồ dùng sinh hoạt địa phương…về chủ đề .
+ Môi trường chữ viết. Chú ý khi tạo môi trường chữ viết cho trẻ  cần tạo bằng các chữ cái in thường, đảm bảo vừa tầm mắt của trẻ, tránh rườm rà gây khó nhìn cho trẻ.

– Các hoạt động. (Học, chơi, ăn,ngủ… theo chế độ sinh hoạt- theo thời gian biểu)
Người xây dựng kế hoạch                                   HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Bùi Thị Hải Yến                                                Vũ Thị Luyến